Những năm 1982, nhà tôi xài bếp trấu. Hạt gạo, sau khi chà xát tách thành hai phần, phần gạo và phần vỏ trấu.
Trấu phải nhồi thật chặt, khi bắt lửa thì cháy âm ỉ, tỏa ra hơi nóng đủ hoàn thành một bữa cơm đơn giản gồm có nồi cơm, nồi canh và một món ăn mặn, hoặc đun thêm được ấm nước.
Lúc đó còn nhỏ, tôi không biết rõ, nhưng có lẽ bếp trấu không phổ biến ở Sài Gòn, vì vỏ trấu không thấy bán ngoài chợ.
Trấu được bố tôi chở về hàng tuần từ Thủ Đức, nơi bố tôi làm việc. Mỗi bao tải trấu to đủ dùng cho một tuần.
Vỏ trấu không biết có được phơi thêm sau khi chà xát hay không, khi đốt có khá nhiều khói.
Tôi chỉ nhớ mỗi lần nhóm bếp là khói mù cả nhà, chảy cả nước mắt.
Việc nhóm bếp và đun nấu khá vất vả và mất nhiều thời gian. Tro thì rất nhiều.
Ngày đó nhà tôi không trồng cây, nên tro đốt ra chỉ đem đi đổ mà thôi.
9 màn cầu hôn lãng mạn dành cho Nàng – Bạn chọn cách nào?
Tầm quan trọng của sự riêng tư trên facebook
Năm 1984, khi dọn sang nhà mới, cái bếp nhà tôi được nâng cấp lên thành bếp củi.
Ngày đó bếp củi rất phổ biến, cứ cách một quãng đường lại có một nơi bán củi, củi thô nguyên khối và củi nhỏ chẻ sẵn.
Nhà nào không có sức thì mua củi chẻ sẵn, đắt hơn một chút. Nhà tôi thì có bố tôi và anh trai, nên mua củi thô to, rồi về chẻ ra.
Mỗi chủ nhật cuối tuần, hai bố con lại cời trần bổ củi trước sân bằng cái rìu to.
Ai đi qua cũng khen hai bố con khỏe quá! Thế là thích!
Ngày chủ nhật thay vì được nghỉ ngơi, đi chơi thư giãn, thì lại là khoảng thời gian chuẩn bị cho một tuần mới đầy thách thức.
Đàn ông chẻ củi, đàn bà dọn dẹp, bê củi vào bếp sắp xếp.
Mỗi khi nhóm bếp, phải dùng một ít dầu hôi chế vào, hoặc dùng giấy để mồi cho lửa cháy to rồi đặt củi
chẻ nhỏ lên.
Khi lửa to rồi thì mới cho các thanh củi to hơn vào đun.
Bếp củi thì đỡ khói hơn bếp tro một chút, nhưng cũng đóng đầy bồ hóng (nhọ nghẹ) vào nồi niêu xoong chảo.
Cái nào cái nấy đóng lớp dầy đen kít.
Mấy cái chảo chiên xào, dính mỡ, quyện với bồ hóng, đem đi quẹt nhọ nghẹ thì ôi thôi, rửa mãi mới ra.
Đứa nhỏ như tôi, vào bếp không cẩn thận là dính bồ hóng ngay.
4 loại bệnh không nên ăn tỏi
Năm 1987, chắc kinh tế khá hơn, nhà tôi chuyển sang dùng bếp dầu. Mà chắc kinh tế cả nước đều thế.
Các nhà không dùng củi nữa, một thời gian sau các vựa cung cấp củi thưa dần rồi biến mất.
Bếp dầu thì hầu như không còn tốn công nhóm. Chỉ cần có một hộp diêm, một que dài có bện vải nhúng trong dầu.
Châm đầu vải đó cháy rồi mồi các bấc của bếp là xong.
Để lửa cháy đều thì chỉ phải châm dầu cho đều đặn, không để đồ nấu trào xuống làm tắt bếp.
Mà nấu nướng thì dễ trào lắm. Nên cứ phải lau chùi tốn nhiều công.
Dù gì thì công việc của bố và anh tôi bây giờ chỉ là hàng tuần vệ sinh bếp, kiểm tra bấc, thấy bị cháy thì cắt bỏ đi, kéo dây bấc lên.
Khi nào bấc ngắn quá, không còn thấm tới dầu nữa thì thay bộ khác.
Kinh nghiệm lựa chọn rèm cửa phù hợp cho gia đình
Đậu phụ xốt dầu hào
Bếp dầu thực sự giải phóng cho cả đàn ông lẫn phụ nữ khỏi công việc vất vả của củi lửa.
Chỉ là việc trữ dầu trong nhà, có chút không an toàn vì dễ cháy. Nhưng ngày đó có lẽ ít nghĩ đến vấn đề này.
Nồi niêu xoong chảo nấu bếp dầu cũng còn nhiều bồ hóng, nhưng lúc này trẻ con chúng tôi cũng ít chơi trò quẹt nhọ nghẹ.
Những năm tháng dùng các loại bếp này, đời sống nhìn chung còn nhiều khó khăn, nên có khái niệm “ăn cải thiện cuối tuần”.
Vì cả tuần chỉ cơm nên cuối tuần sẽ đổi món gì khác. Gọi là cải thiện cho sang, chứ món ăn cũng chỉ là bún, phở, bánh đúc gì đó tự làm ở nhà.
Một món ăn bình dân mà bây giờ có thể ra tiệm ăn hàng ngày. Nhưng ngày đó, những nhà như gia đình tôi làm gì có khái niệm đi ăn tiệm.
Ngồi lâu trên 2 tiếng sẽ gây hại nặng nề cho những bộ phận này?
Xác định rõ mục tiêu để thành công
Tôi nhớ tận năm 1995, khi đi học trong lớp Anh văn, thầy giáo yêu cầu cả lớp miêu tả một buổi đi ăn nhà hàng, cả lớp ngồi im không ai nói gì.
Thì ra khái niệm “nhà hàng” với mọi người lúc đó là cao sang chảnh chọe lắm, chưa ai có trải nghiệm, chỉ ngồi hàng quán lề đường thì đâu phải “nhà hàng”!
Ôi, cái thời buổi khó khăn sao mà thương thế!
Năm 1990, hàng xóm chung quanh chuyển sang dùng bếp ga. An toàn, tiện lợi hơn dầu, thời gian đun nấu cũng nhanh hơn.
Nhà tôi sau khi cân nhắc cũng nâng cấp cái bếp. Từ khi có bếp ga thì diêm quẹt, dầu lửa không cần trữ trong nhà nữa.
Có việc gì cần thì bật bếp lên là có lửa. Việc vệ sinh bếp chỉ phải làm khi nấu nướng trào ra mà thôi.
Thỉnh thoảng hiếm hoi nghe một vụ nổ bếp ga cũng đáng sợ, nhưng đó là do sử dụng bình ga không an
toàn mà thôi.
Giá đỗ – Thực phẩm tốt nhất để kéo dài tuổi thọ
Những câu nói hay về cuộc sống 41-50
Việc chăm sóc bình ga, van ga, bố tôi luôn kiểm tra rất kỹ, cũng không mất nhiều thời gian.
Có lần kể chuyện cho mấy đứa cháu, rằng chơi quẹt lọ nghẹ vui lắm, tụi nó đòi chơi.
Cơ mà cháu tôi vào bếp tìm mãi cũng không ra cái nồi nào có bồ hóng cả.
A thì ra tôi đã không để ý là bồ hóng dần biến mất khi dùng bếp ga.
Chỉ là người nấu bếp vẫn còn rất nóng, vì bếp ga tỏa nhiều nhiệt lượng ra xung quanh, và đang nấu thì không bật quạt được.
Từ khi chuyển sang dùng bếp gas thì khái niệm “ăn cải thiện cuối tuần” cũng phai nhạt dần rồi mất hẳn, vì các món đó, muốn ăn lúc nào cũng có thể ăn được.
Thỉnh thoảng ôn nghèo kể khô cả nhà vẫn nhắc cái thời đó rồi cười vui vẻ cùng nhau.
Giờ đây khái niệm của gia đình tôi chuyển sang “đi ăn nhà hàng”, nhà hàng thực sự chứ không phải là quán ăn lề đường nữa.
Phong thủy cần biết khi thuê nhà chung cư cho người độc thân
Kế hoạch giảm cân sau khi sinh cho các mẹ
Bếp ga vẫn là loại bếp thông dụng, được nhiều nhà sử dụng đến tận hôm nay.
Nhưng nhà tôi đã chuyển sang dùng bếp từ nhiều năm trước.
Vì tôi nhận ra thời gian đun bếp từ nhanh hơn rất nhiều, mất nhiệt ít, lại thoải mái bật quạt.
Chẳng may nấu ăn trào ra thì lau nhẹ nhàng là xong.
Sau khi sử dụng bếp từ thì có một lần, chỉ còn khoảng mười lăm phút là giao thừa, kiểm tra thấy không có bật lửa, tôi vội sang nhà hàng xóm xin lửa.
Vẫn còn may vì chưa qua thời khắc giao thừa. Năm mới sang xin lửa thì ngại quá.
Đó là câu chuyện nâng cấp bếp ở nhà tôi.
Nhưng hẳn là câu chuyện nhà bạn cũng có phần giống đâu đó.
Cái bếp thực sự quan trọng, vì không có thì…lấy gì mà ăn.
Câu chuyện cái bếp còn là câu chuyện phát triển của toàn xã hội.
Chỉ là một nâng cấp nhỏ, giải phóng sức lực thời gian cho biết bao con người.
Thế nên mỗi người có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, thư giãn và đọc…Nhím Blog nhé!
Nếu muốn xem những hình ảnh về các vật dụng căn bản của các gia đình trên thế giới, hãy vào xem dự án GapMinder nhé.
Bạn sẽ thấy khắp nơi trên thế giới, nhà nào cũng có bàn ghế giường tủ và bếp.
Chúng chỉ khác nhau ở chất lượng và giá thành, tùy theo thu nhập của họ mà thôi.
Đường dẫn :
https://www.gapminder.org/dollar-street/
Những hình ảnh có thể tìm thấy ở các gia đình khác
nhau trên thế giới
Màu sắc của thực phẩm và tác dụng đối với sức khỏe
Những nguyên nhân gây chảy nước miếng khi ngủ
Xin giới thiệu thêm với các bạn về tổ chức
Gapminder, được thành lập bởi Hans Rosling, tác giả quyển “Sự Thật Về Thế Giới:
Mười Lý Do Khiến Ta Hiểu Sai Về Thế Giới – Và Vì Sao Thế Gian Này Tốt Hơn Ta Tưởng” (Tựa tiếng Anh : “Factfullness : 10 reasons why we’re wrong about the world.
Tổ chức chống lại những quan niệm sai lầm về phát triển toàn cầu, họ sản xuất các tài liệu giảng dạy miễn phí, giúp mọi người hiểu về thế giới dựa trên các số liệu thống kê đáng tin cậy.
Họ thúc đẩy một thế giới quan dựa trên thực tế mà mọi người có thể hiểu được.
Nhím tiểu thư
Đúng là sau 75 nhà nhà bị bần cùng hoá. Đang xài bếp gaz bếp điện thì k còn gaz, điện tắt từ sáng đến tối.May là nhà cô có 2 cái bếp dầu hôi, phải đi mua chợ đen dầu lửa!
Ah, nhồi trấu là gi e? O Sgn k ai nấu trấu nên cô k biết