Tu tịnh cần biết – Phần 1 (Trích)

Trong pháp môn tu tịnh, cần biết là: khi nhất tâm niệm Phật,
nhanh cũng không được, chần trừ cũng không được, thả lỏng cũng không được, vui vẻ cũng không được.
Bốn câu này bao gồm 8 ý nghĩa, cần phân chia thành 4 tầng, đi sâu vào từng tầng được phân tích rõ ràng như sau:
 

Tầng thứ nhất:

Vội cũng không được. Vội chính là lo lắng, vội chính là vội vàng.
Lúc mới dụng công đều có hiện tượng này, cấp vu cầu thành, hận không được lập tức có được sự linh hoặc, thần thông, hoặc một số hiệu ích. 
Cần phải biết rằng, cuộc sống phàm phu trên trái đất của chúng ta, từ vô lượng kiếp đến tội nghiệp tạo ra, mọi vọng tưởng thật sự còn nhiều hơn cả cát ở sông Hằng.
Cần phải quét sạch mọi vọng tưởng và tội nghiệp đó, còn nói dễ cái gì. Nếu không biết đạo lý này, tức là muốn cầu được tốc độ, sẽ muốn nhanh mà không được.
Có người thấy hiệu quả chậm nên lo lắng, mà họ không biết rằng lo lắng là gốc rễ của thoái hối, là điều đại kỵ của việc học đạo.

Vì vậy mới nói rằng vội cũng không được.

Người mới phát tâm, tâm mộ đạo khẩn thiết, hận không được thông hiểu mọi đạo lý trong một ngày;
muốn thực hiện mọi công đức trong một buổi sáng.
Hôm nay nhìn thấy cuốn bộ kinh quý hiếm này, lại muốn nhanh chóng tụng hết ngay,
ngày mai nghe thấy một câu chú có ý nghĩa, lại nhanh chóng muốn trì tụng.
Về cơ bản, họ không nghĩ đến sức lực và thời gian của mình có đủ hay không?
Có bị lẫn lộn với pháp môn mình đã tu hay không?
Kết quả là ngày nào cũng bận rộn, không có được tinh thần ung dung.
Do đầu óc bị phân tán, nên tuy đã bỏ ra rất nhiều công sức, nhưng kết quả thu được lại rất ít.
 
Trước khi tập luyện, cần phải ngồi tĩnh toạ một lúc để gạt bỏ hết mọi tạp niệm,
sau đó mới dụng công, như vậy tâm mới trong sạch;
Nếu vừa làm xong một việc đã vội vàng bước vào Phật đường để tập luyện, như vậy tâm sẽ loạn,
nhất thời không thể yên định được, vì vậy mới nói là không được vội.

Của cho không bằng cách cho

Những câu nói hay về cuộc sống 31-40

Tầng thứ hai: 

Không được chần trừ, sợ hãi. Đây là hiện tượng dụng công đang dần tiến.
Trước khi niệm Phật, tự cảm thấy trong lòng không có tạp niệm, sau khi niệm Phật, ngược lại cảm thấy vọng tưởng nhiều.
Đợi đến khi dụng công càng lâu, càng thắt chặt, thì vọng niệm cũng ngày càng nhiều lên, thế là sinh ra do dự. 
 
Đây là đạo lý gì vậy?
Thật ra họ không biết rằng, khi dụng công không niệm Phật, nguồn gốc của vọng niệm là nhiều không đếm hết được, chỉ vì bản thân không cảm thấy mà thôi.
Nay cảm thấy rất nhiều vọng niệm chính là tâm của bạn đã dần bước vào cảnh giới ninh tĩnh thì mới có thể cảm nhận được. 

Tu tịnh cần biết

Cũng như hàng ngày chúng ta ở trong môi trường ồn ào, tuy người xe qua lại rất ồn ào nhưng vẫn không cảm thấy ồn
Nhưng khi về đêm yên tĩnh, chỉ cần một tiếng chim kêu thôi cũng làm cho chúng ta cảm thấy bị làm phiền, đạo lý này là như vậy.
Nếu tâm sinh do dự một cách sai lầm thì nhất định sẽ cản trở bước tiến tu đạo, vì vậy nói không được do dự.
 
Công lực ngày một tăng tiến, hoặc một ngày vọng tưởng rất ít, bỗng ngày mai lại vọng tưởng nhiều lên, thậm chí không thể gạt bỏ được.
Lúc này không được ức chế miễn cưỡng, chỉ cần cố gắng nhắc đến chính niệm, hoặc đọc thành tiếng, hoặc đọc thầm, hoặc quỳ niệm, hoặc bái niệm.
Một lúc lâu, vọng niệm không qua được chính niệm, sẽ dần dần suy thoái. 

Tu tịnh cần biết

Mỗi khi đang tập trung niệm Phật, vọng tưởng đột nhiên trỗi dậy thì giống như từ ngoài trời bay đến,
thậm chí sẽ là những vọng niệm cực ác hiểm, những việc mà lúc bình thường không thể nghĩ tới.
Lúc này không được sợ hãi, cần biết rằng đây là những sự việc đã từng làm từ nhiều kiếp trước,
còn lưu lại hạt giống trong ruộng, nay may mắn có được sức mạnh của Phật tiếp sức ép nó phải lộ ra. 
 
Lúc này cần phải sám hối thống thiết với Phật, khẩn cầu được phù hộ, được diệt trừ tận gốc những tội nghiệp đã tạo ra từ trước. Điểm này rất quan trọng. Nếu vì thế mà sinh ra tâm sợ sệt thì đây là sự trở ngại của công đức. (Còn nữa)
 

Nhimblog (ST)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *