Tu tịnh cần biết – Phần 2 (Trích)

Tầng thứ ba: 

Khi tu tịnh không được thả lỏng. Thả là mặc kệ, lỏng là buông lỏng. Đây là nói đến lúc dụng công từng bước.
Khi niệm Phật đến thành thục, một câu Phật hiệu phát ra từ miệng vốn là một việc tốt.
Nhưng nếu cho rằng đã đến được cảnh giới vô niệm mà niệm để bỏ lỏng câu niệm theo miệng phát ra,
thì đây lại trở thành một cái tật bệnh.

Vậy bệnh ở chỗ nào? 

Tu tịnh cần biết - Niệm PhậtTu tịnh cần biết – Phần 2

Vì tâm cầu Phật nhiếp thụ không thiết thực.
Lúc này bắt buộc phải đọc rõ từng tiếng từng chữ, cần phải tập trung tinh thần, nhất tâm chí thành, từng câu đều phải khẩn thiết từ trong tâm mà ra.
Sau đó nguyện sinh Tây phương mới có thể có bằng chứng thiết thực.

Vì vậy nói không được thả lỏng.

Khi công phu ngày càng thành thục, trong tâm không còn cặn bã nữa, cơ thể nhanh nhẹ, dễ chịu khác thường,
đó chính là “Khinh an” thường được nói đến trong kinh Phật.
Nhưng nhất thiết không được du du tự tại, tự cho rằng được, mà ngược lại phải tập trung dùng sức,
tăng thêm dũng mãnh, nếu không, sẽ bị thụt lùi, cái thanh an có được cũng sẽ mất đi.
Cần phải biết rằng, muốn đi ngược sự sinh tử mà xuất luân hồi, thì làm sao có thể nhẹ nhõm trong chốc lát được?, vì vậy nói không được thả lỏng.

Tầng thứ tư: 

Không được quá vui mừng, tư kiêu. Đây là lúc khi dụng công đã gần tới thành công, những tình huống dễ xảy ra.
Dụng công triền miên, chuyên cần không nghỉ, bỗng vọng niệm tạm tiêu tan, tâm quang phát lộ, có thể nhìn thấy Thánh cảnh.
Lúc này chỉ có thể mật cầu ấn chứng hướng tới tri thức chân thiện, cần kiêng kỵ gặp người là nói, đến đâu cũng tuyên truyền. 

10 chú ý về kê giường cho hợp phong thủy

Tu tịnh cần biết – Phần 1

Bởi vì, nếu bạn tuyên truyền sự việc này ra thì sẽ dẫn đến việc xưng tụng mọi phương diện, đồng thời, bản thân cũng sẽ có những cách nghĩ không đúng, cho rằng cực khổ mấy kinh, cho đến nay cuối cùng có được rồi, điều này may mắn làm sao!
Nếu có tâm niệm như vậy, đó là tâm kiêu căng đã trỗi dậy, mạn tâm của mình cũng theo đó sinh ra, thế là những công sức trước đây sẽ thụt lùi. Vì vậy nói, không được vui mừng.
Nếu có thể không khoa trương, mà là chăm chỉ dụng công, lâu dần sẽ thấy được mình ngồi trên đài sen, hoặc nhìn thấy Tam Thánh Kim Dung, hoặc dường như thấy Di đà phát quang xoa đỉnh đầu, hoặc mình xếp hàng trong thanh tịnh hải hội.
Những cảnh giới này có thể trải qua một ngày hai ngày, thậm chí vài tháng, cả năm vẫn hiện ra trước mắt, lúc này không được quá vui mừng.
Khi lòng thấy vui mừng sẽ mất đi sự chuyên tâm niệm Phật, không chuyên tâm sẽ gây tán loạn.
Như vậy, sẽ mất đi niệm Phật tam muội đã có được.

Vì vậy nói không được vui mừng.

Như vậy, bốn tầng nói trên chỉ là sắp xếp thứ tự cho thuận nói, trên thực tế, hoặc trước sau cùng trỗi dậy, hoặc xuất hiện cùng lúc.
Cũng có người niệm Phật rất lâu nhưng không có được điều gì, hoặc niệm không lâu nhưng cảnh giới lại rất đẹp.
Điều này còn phải xem sự thành bại của căn tính, sự nông sâu của nghiệp chướng, sự chăm lười của công hạnh, tuỳ tình hình của từng người mà có sự khác biệt. 
Tóm lại, cho dù là ai, vào bất cứ lúc nào, phát hiện cảnh giới gì đều phải thẩm tra sự lợi hại của nó, để biết tu trị như thế nào, đây là việc cần chặt chẽ nhất.
Giả sử bản thân không biết được chi tiết, thì cần phải thân cận tri thức chân thiện. 
 
Xin nói thêm rằng, công đức cố nhiên cần phải thỉnh cầu được niệm Phật tam muội, nhưng không được đi cầu tuỳ ý.
Bởi vì công đức tự nhiên có thể chứng được, nhưng chỉ cần thiết nguyện bằng ngôn ngữ chân thật, lực hành thật thà, khi lâm chung sẽ có thể Phật tới đón, nhất thiết không được cam chịu thụt lùi.
 
(Trích dịch nghĩa bằng ngôn ngữ hiện đại từ bài nói chuyện của cư sĩ Giang Vị Nông – Tu tịnh cần biết)
Nhimblog (ST)

 

Mời bạn nghe nội dung Admin dịch và đọc

Truyện vụ án hay

TỰ RƠI VÀO CẠM BẪY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *