Khái quát về phong thủy – Phần 1
Tại sao tín hiệu dừng xe lại có màu đỏ?
Nguyên nhân:
Nhạy cảm: Chủ yếu do bẩm sinh và hậu sinh.
Người nhạy cảm bẩm sinh thường có liên quan đến yếu tố di truyền; người nhạy cảm hậu sinh lại có liên quan đến các nhân tố như thiếu chất dinh dưỡng, lạm dụng mỹ phẩm, phơi nắng gió nhiều.
Dị ứng:
Nguyên nhân gây dị ứng có thể do thực phẩm, thời tiết, thuốc, chất hóa học, di truyền…Còn về mặt cơ thể là do các tế bào ô-xy hóa gốc tự do và tế bào mỡ phá hoại hệ thống miễn dịch.
Đặc trưng và biểu hiện lâm sàng:
Nhạy cảm:
Làn da nhạy cảm thường mỏng, yếu, lộ mạch máu, dễ bị đỏ, các vùng bị đỏ không đều,
có lúc bị ngứa hoặc nổi mẩn đỏ.
Dị ứng: Da bị dị ứng thường xuyên xung huyết đỏ, ngứa, thậm chí bị nặng đến mức bong da, phù.
Tại sao dân công sở nhất định phải ngủ trưa?
Dạ dày hầm ca-ri
Mối quan hệ chung:
Nhạy cảm:
Da nhạy cảm nếu không được chăm sóc đầy đủ sẽ bị đỏ, nóng và ngứa…hoặc dùng thuốc bôi ngoài có tính kích thích cũng sẽ chuyển thành da dị ứng.
Dị ứng: Da dễ dị ứng có khả năng do sau khi vô tình bị dị ứng gây nên,phần lớn da dị ứng trước đó đều có triệu chứng da nhạy cảm.
Cách đề phòng và chữa trị
Đối với da nhạy cảm: cần tránh ăn đồ ăn dễ gây dị ứng và tránh dùng thuốc dạng mỹ phẩm;
Tránh tiếp xúc với những kích thích nóng, kiềm, điện lưu, không chà sát mạnh;
Tránh bị tia cực tím chiếu rọi; bình thường rửa mặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm.
Khi bị dị ứng cần chú ý bình tĩnh, trước tiên phải nhớ rằng dị ứng chỉ là đại diện của cá nhân, không thích hợp với loại sản phẩm đó, chứ không phải là sản phẩm đó không tốt;
Bất kỳ loại mỹ phẩm nào cũng có thể gây dị ứng; bất kỳ ai ở vào tình trạng đó cũng có thể bị dị ứng.
Làm rõ nguyên nhân gây dị ứng, tránh xa nguồn gây dị ứng, đồng thời điều tiết miễn dịch để cải thiện sự dị ứng của cơ thể.
(Nhimblog)
Nguồn: Báo
PNVN số 28/5-3-2004
(Bác sĩ gia đình)