Trẻ em khó uống thuốc cả viên hơn người lớn, vì những viên thuốc to có thể mắc lại trong cổ họng, nghiêm trọng hơn có thể gây ngạt thở, vì thế các bậc phụ huynh thường bẻ hoặc nghiền nát thuốc trước khi cho trẻ uống.
Đây là một cách làm không hoa học vì họ có thể chưa hiểu hết được đặc trưng của loại thuốc viên.
Viên con nhộng:
Đây là loại thuốc viên có thể hạn chế mùi vị của thuốc, sau khi vào đến ruột thuốc mới tan ra, mức độ lợi dụng sinh vật thường tốt hơn thuốc viên nén.
Vì thế rất nhiều loại kháng sinh thường sử dụng hình thức này.
Nếu tách viên con nhộng ra, mùi vị khác thường nên trẻ thường không chịu uống, đồng thời khó nắm được liều lượng của thuốc.
Anh sẽ cưới em bằng mọi giá! – Phần 3 – Truyện ngôn tình hay
Thuốc viên con nhộng có hai loại: Loại thường và loại vỏ tan chậm.
Đối với loại vỏ tan chậm, nếu tách vỏ thuốc ra sẽ làm vỡ kết cấu của thuốc và không còn tác dụng tan chậm.
Viên tan trong ruột:
Đây là loại viên có có một lớp vỏ bên ngoài loại thuốc thông thường, lớp vỏ ngoài này chỉ tan khi vào đến ruột.
Loại thuốc này phải uống cả viên, nếu uống sau khi nghiên nát sẽ không những làm giảm hiệu quả của thuốc mà còn có thể gây thêm tác dụng phụ.
Nếu phải nghiền thuốc để uống thì phải có biện pháp tương ứng đối với một số loại thuốc.
Ví dụ phải uống một lượng thuốc có tính kiềm để trung hòa a-xít dạ dày, để bảo đảm cho loại thuốc đó thông qua môi trường a-xít trong dạ dày một cách thuận lợi và hòa nhập được với môi trường kiềm của đường ruột và phát huy tác dụng.
Những màu sắc nên tránh trong trang trí nhà ở
Làm ruột gối bằng các loại hoa trà có tác dụng gì?
Viên thuốc tan chậm:
Đây là loại thuốc có thời gian hiệu quả của thuốc kéo dài tác dụng trong cơ thể, ví dụ như các viên thuốc ho, thuốc viêm phế quản, nhìn bề ngoài không khác gì các loại thuốc thông thường.
Viên thuốc tan chậm cũng như viên con nhộng được làm từ các nguyên liệu mật độ cao đặc biệt, thuốc được bao bọc bởi nguyên liệu này và tan từ từ.
Nếu ra, kết cấu của thuốc cũng sẽ bị phá vỡ và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Vì thế, ngoài loại thuốc bắt buộc phải nhai ra, các loại thuốc khác không được nghiên hoặc bẻ ra để uống.
Viên thuốc bọc đường:
Loại thuốc này thường được bọc bằng ba loại xúc tác tiêu hóa (A-mi-la-da, A-bu-mi-nô-ít dạ dày, A-mi-lốp-xin), A-mi-la-da, A-bu-mi-nô-ít dạ dày ở lớp ngoài của thuốc, có thể phát huy tác dụng trợ giúp tiêu hóa trong dạ dày.
A-mi-lốp-xin phải phát huy tác dụng trong môi trường kiềm của đường ruột, vì thể được bọc ở lớp bên trong.
Nếu làm vỡ thuốc sẽ lập tức mất đi tác dụng bảo vệ, đặc biệt là lớp bột A-mi-lốp-xin còn lưu lại trong khoang miệng có khả năng phá vỡ niêm mạc miệng, thậm chí gây loét khoang miệng một cách nghiêm trọng.
(Nhimblog)
Nguồn: Đời sống và sức khỏe
PNVN
số 87, ngày 19-7-2004