Nguyên nhân da bị ngứa:
Mùa đông trời lạnh, không khí bị khô nên không ít người bị ngứa, đặc biệt là lúc thay quần áo chuẩn bị đi ngủ, ngứa từ khuỷu tay cho đến đùi, vậy nguyên nhân là do đâu?
Thời tiết thu đông lạnh, các chất bài tiết dưới da gặp khó khăn khi bài tiết ra bề mặt da.
Các kiểm nghiệm khoa học đã chứng minh được rằng, điểm tan chảy chất mỡ bài tiết của cơ thể ở khoảng 30 độ C, khi gặp thời tiết lạnh, lớp mỡ dưới da gần như đông lại, nên việc bài tiết gặp khó khăn, và đó chính là nguyên nhân gây khô da rõ rệt trong mùa đông.
Mì chính (bột ngọt) ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển chiều cao của trẻ em?
Đặc biệt đối với người cao tuổi, chức năng trao đổi chất suy giảm theo tuổi tác, sự suy giảm nội tiết làm mất cân bằng bài tiết chất béo dưới da, nên da sẽ khô và ngứa.
Lượng mồ hôi cũng giảm nên bề mặt da bị thiếu nước cũng là một nguyên nhân gây ngứa trong mùa đông.
Cảm giác ngứa thường do các nhân tố như chất hoá học, vi khuẩn, ký sinh trùng, trao đổi chất khác thường ngoài cơ thể cũng như viêm da hoặc vải sợi tổng hợp gây nên.
Chúng kích thích cơ quan cảm nhận đầu dây thần kinh gây nên cảm giác khác thường.
Cảm giác ngứa và cảm giác đau đều thông qua cơ quan cảm thụ đầu dây thần kinh dưới lớp da, tuỳ theo mức độ kích thích mà chúng ta có cảm giác đau hoặc ngứa.
Phản xạ đầu tiên khi bị ngứa là gãi, thực ra, gãi sẽ làm tăng sự kích thích đối với da, làm cho da bị đau để át đi cảm giác ngứa.
Cứ như vậy, da sẽ trở nên thô ráp, dày lên, đây vốn là một kiểu kích thích cơ quan cảm nhận đầu dây thần kinh nên sẽ gây ngứa thêm, tạo nên phản xạ có điều kiện mới.
Một số người có kinh nghiệm là khi bị ngứa thường dùng giải pháp tắm nước nóng, nhưng vẫn bị ngứa.
Đó là do khi tắm nước nóng, kỳ cọ nhiều lần và dùng xà-phòng làm cho lớp màng mỡ vốn đã thiếu trên da bị mất đi, khó có thể giữ được hàm lượng nước bình thường trên da nên gây ngứa.
Những màu sắc nên tránh trong trang trí nhà ở
Làm ruột gối bằng các loại hoa trà có tác dụng gì?
Làm gì để đỡ bị ngứa da trong mùa đông?
Để chữa ngứa trong mùa đông, trước tiên phải tăng cường vận động, mỗi buổi sáng, tối trước khi thay quần áo cần phải tự massage toàn thân, để thúc đẩy tuần hoàn da, giảm bớt độ khô của da.
Tiếp đó là việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, chăm thay quần áo (đồ lót nên dùng loại vải cotton mềm), ít ăn các đồ ăn kích thích cũng là một cách giảm ngứa.
Tắm bằng nước ấm mỗi tuần 1-2 lần, không nên giặt quần áo bằng bột giặt có tính kiềm mạnh;
Nên dùng xà-phòng tắm hoặc sữa tắm trung tính với lượng vừa phải, không nên kỳ cọ mạnh và ngâm mình lâu.
Khi bị ngứa da cục bộ, có thể lấy lá mướp tươi vò nát đắp vào chỗ ngứa, hiệu quả chữa ngứa rất tốt.
Khi bị viêm da cấp tính hoặc ngứa nhiều, có thể hoà nước muối để lau cũng có thể chữa ngứa.
Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho da cũng là một điều cần chú ý:
1- Nên mặc quần áo rộng, mềm, tránh dùng hàng sợi tổng hợp;
2- Nên giảm kích thích khi tắm, không nên dùng xà-phòng có độ kiềm mạnh hoặc kỳ cọ quá nhiều,
3- Cố gắng tránh bị trầy xước, nước tắm từ 35-37 độ là vừa, thường xuyên thoa kem dưỡng da.
- Nguồn bài: Báo Phụ nữ Việt Nam (Số 156/08)