Những chữ “Quá” nho nhỏ nhưng cái HẠI lại to to…

 Ai cũng từng nghĩ “quá” một chút có sao đâu! Thực ra đấy lại là cả một vấn đề về sức khỏe đấy các Chị ạ!


Đói quá mới ăn: Một
số người có thói quen không ăn sáng hoặc đợi đến lúc đói mới ăn mà chỉ với một
lý do: “không đói”. Thực ra, đồ ăn chỉ lưu lại trong dạ dày từ 4-5 giờ đồng hồ,
khi cảm thấy đói tức là lúc trong dạ dày đã rỗng. Lúc này, niêm mạc dạ dày sẽ
bị dịch vị “tự tiêu hoá”, gây viêm hoặc loét dạ dày do tiêu hoá. Ăn uống có quy
luật, cân bằng dinh dưỡng là cơ sở cần thiết của việc bảo vệ sức khoẻ.

Khát quá mới uống: Khá nhiều người lúc bình thường không uống nước,
đến lúc khát mới uống, nhất là những người quá bận rộn và thanh thiếu niên. Họ
không hiểu được là khi khát là biểu hiện cơ thể phản ứng thiếu nước, lúc đó mới
bổ sung nước thì đã muộn. Nước quan trọng với cơ thể hơn cả đồ ăn. Uống một cốc
nước buổi sớm hoặc trước bữa ăn một giờ đồng hồ sẽ có thể rửa đường ruột và trợ
giúp tiêu hoá. Người uống nhiều nước ít bị táo bón và sỏi đường tiết niệu hơn.

Mệt quá mới nghỉ: Không ít người cho rằng mệt là tín hiệu cần phải
nghỉ ngơi, thực ra, đó là cảm giác tự thân khi cơ thể đã quá mệt, lúc đó mới
nghỉ thì đã quá muộn. Mệt quá dễ chuyển thành bệnh tật, giảm sức miễn dịch của
cơ thể. Nên cho dù là lao động trí óc hay lao động tay chân, sau một khoảng thời
gian làm việc đều phải có sự điều chỉnh và nghỉ ngơi hợp lý.

Những người lạ giúp tôi trên đất Ấn Độ

Ấn Độ: Cuộc sống ở các gia đình

Mỳ chính (Bột ngọt) ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của trẻ em?

          Buồn
ngủ quá mới đi ngủ
: Buồn ngủ là biểu hiện mệt mỏi của đại não. Ngủ đúng giờ
không những có thể bảo vệ được đại não, mà còn nâng cao chất lượng giấc ngủ.
1/3 thời gian của đời người là dùng để ngủ, giấc ngủ là một quá trình sinh lý
quan trọng trong hoạt động trao đổi chất, nên chỉ khi tạo được thói quen ngủ
đúng giờ, bảo đảm thời gian ngủ hàng ngày ít nhất 7 giờ đồng hồ mới có thể duy
trì được sự vận chuyển bình thường của đồng hồ sinh học trong trung khu thần
kinh não.

“Cần” quá mới đi: Chỉ khi cảm thấy có nhu cầu rõ rệt mới đi vệ sinh,
thậm chí còn nín nhịn là việc làm cực kỳ có hại cho sức khoẻ. Chất thải ngưng
lại trong cơ thể quá lâu rất dễ gây táo bón hoặc làm bàng quang căng quá độ,
độc tố trong phân và nước tiểu lại bị hút ngược lại cơ thể, dẫn đến hiện tượng
“tự trúng độc”, do đó phải tự tập thói quen đại tiểu tiện đúng giờ, nhất là vào
buổi sáng, để giảm thiểu khả năng mắc bệnh trĩ, táo bón, ung thư đại tràng.

Béo quá mới giảm béo: Chất lượng cuộc sống được nâng
cao, nên đi cùng với nó là số lượng người béo cũng tăng lên. Nguyên nhân chính
gây béo là ăn uống quá lượng, thừa dinh dưỡng, thiếu sự vận động. Những nguyên
nhân này hoàn toàn có thể ngăn ngừa trước khi thể trọng vượt quá tiêu chuẩn như
khống chế, điều chỉnh lượng ăn, tăng cường rèn luyện cơ thể.

Nhimblog (Theo Xinhuanet)

Hình từ internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *