Để kiếp sau tịnh độ – nên duy trì và thực hành như thế nào?

(Phật pháp)

Để kiếp sau tịnh độ – Tu tập môn tịnh độ cần phải thực hành ba việc tín, nguyện, hành.

Khi đã có đủ ba điều kiện, lâm chung vãng sinh thế giới cực lạc là điều không phải nghi ngờ.

Trong đó “hành” là quan trọng hơn cả.

Trong khi phải xử lý những công việc riêng tư, cho dù là thuận lợi hay khó khăn, trong lòng cần phải luôn nhớ niệm
Phật và luôn nhớ về thế giới cực lạc.

Ví dụ như người thế tục có những việc luôn để trong lòng, tuy đi dứng, hành động, nói năng… nhưng những việc đó vẫn luôn ở trong đầu.

Việc niệm Phật trong tâm cũng cần phải như vậy, nếu bỗng quên đi, thì cần phải lập tức nhớ lại, quên rồi lại nhớ, lâu dần sẽ thành thói quen thường xuyên duy trì trí nhớ.

Để kiếp sau tịnh độ – nên duy trì và thực hành như thế nào?

“Kinh Lăng nghiêm” đã viết, giả sử chúng sinh luôn nhớ niệm Phật, thì hiện tại hoặc tương lai nhất định sẽ nhìn thấy Phật.

Bởi vì trong tâm trí luôn nhớ đến Phật thì khoảng cách với Phật càng gần, có thể không cần dùng đến phương tiện nào khác, tự nhiên đã có thể khai ngộ minh tâm.

Có thể lưu giữ Phật trong tâm như thế này thì cũng có thể ngăn ngừa được ác niệm bất cứ lúc nào, bởi vì khi định làm điều ác, hành động đó sẽ không thực hiện được do trong lòng luôn nghĩ tới Phật, trong lòng sẽ nhu hoà hơn, đó là do cơ thể có những hương thơm tự nhiên giảm bớt đi xú khí.

Để kiếp sau tịnh độ – nên duy trì và thực hành như thế nào?

Những “góc chết” đầy vi khuẩn trong gia đình – mục thứ 7 cần đặc biệt chú ý

Tại sao tóc bị gãy?

Khi cảm giác trong lòng có một chút ác niệm, lập tức nghĩ ngay tới Phật, ác niệm tự nhiên sẽ mất đi do tác dụng sức mạnh của Phật.

Việc này giống như một người khi gặp tai nạn, cầu người có đủ sức mạnh tới tương trợ nên nhất định sẽ có được sự giải thoát.

Người niệm Phật, nếu gặp người khác đang chịu khổ, cần phải lấy tâm niệm Phật thương tiếc cho họ, cầu cho họ xa rời được nỗi khổ.

Ví dụ như Chánh án, khi tuyên án tội phạm, cũng cần lấy tâm Phật thương xót cho tội phạm, mong cho họ có thể xa rời nỗi khổ.

Tuy phải xử phạt theo phép nước, nhưng trong lòng vẫn có thể tâm nguyện:

– Tôi thực hiện theo phép nước, bắt buộc phải xử tội anh, nhưng đây không phải là tâm ý của tôi, mong rằng tôi có thể sinh vào tịnh độ , sau đó nhất định sẽ đến cứu tế cho anh”.

Để kiếp sau tịnh độ – nên duy trì và thực hành như thế nào?

Trong mọi cảnh giới, cho dù là thiện hay ác, cần phải nhớ đến Phật trong lòng, và thề nguyện lương thiện.

Nguyện vương Phổ Hiền nói: “Mong cho tôi không làm được việc ác, và làm được mọi việc thiện”, hàm ý là nếu có thể liên tục niệm Phật thì sẽ có thể thực hiện được mọi công đức tịnh nhân.

Nhimblog (ST)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *