Niệm Phật phải có lòng tin

1- Cần phải tin tâm, Phật và chúng sinh không có sự khác biệt. Niệm Phật phải có lòng tin
Ta là Phật chưa tu thành, Di Đà là Phật đã tu thành, giác tính (tâm) không có gì khác nhau.
Tuy ta hiện đang hôn mê điên đảo, nhưng giác tính không bị mất đi.
Ta tuy đa sinh đa kiếp luân chuyển lục đạo, nhưng giác tính không hề dao động.
Vì vậy không nên xem thường người chưa khai ngộ, chỉ cần họ có thể nhất niệm hồi quang phản chiếu là có thể nhìn thấy giác tính vốn có.

Niệm Phật phải có lòng tin

2- Cần phải tin rằng ta là Phật lý tính, Phật danh hiệu, nói về lý tính, về danh nghĩa, ta cũng chính là Phật, Di Đà cũng chính là Phật.
Nhưng Phật tính tuy giống nhau, ta lại chưa tu thành, còn Di Đà là Phật đã tu thành, về phẩm vị là có sự khác biệt một trời một vực.
Nếu không chuyên tâm niệm A Di Đà cầu sinh cực lạc, tất nhiên sẽ lưu chuyển lục đạo tuỳ theo nghiệp thiện ác chịu khổ vô cùng.
Nên mới gọi là “Pháp thân, (giác tính) lưu chuyển lục đạo, không lấy danh là Phật, mà lấy danh là chúng sinh”.
Niệm Phật phải có lòng tin
Tượng Phật chùa Nhật Bản do Admin Nhimblog chụp tại
Bodh Gaya – Ấn Độ
3- Cần tin tưởng rằng tuy ta chướng sâu nghiệp trọng, cuộc sống từ trước đến nay sống trong khổ cực, nhưng vẫn là chúng sinh trong tâm Di Đà;
Di Đà tuy vạn đức nghiêm trang, xa xôi hàng trăm tỷ Phật thổ, nhưng vẫn là Phật trong tâm ta.
(Tâm tính nhất niệm của chúng ta là thập phương hoành biển, thụ cùng tam thế, A Di Đà Phật và Di Đà tịnh độ đương nhiên cũng ở trong nhất niệm tâm tính của chúng ta).
Tuy ta và Phật đồng nhất tâm tính, tự nhiên có thể có được cảm ứng đạo giao.
Tâm nguyện khổ thiết của ta tất có thể có tác dụng cảm chiếu, nguyện lực từ bi của Phật tất có thể tương ứng tích cực, thì giống như nam châm hút sắt là không gì có thể nghi ngờ.

Niệm Phật phải có lòng tin

Người có lòng tin nói trên, việc họ đã làm tuy là một chút thiện, một hạt phúc đều có thể hồi hướng Tây phương cực lạc đi Trang nghiêm tịnh độ, càng huống hồ làm những việc thiện như trì giới, phóng sinh, bố thí, đọc tụng Đại thừa, cúng dường tam bảo…., chẳng nhẽ không đủ tư lương để tịnh độ hay sao?
Chỉ sợ lòng tin không thật, đã bị trôi lọt mất (trì giới, bố thí …sẽ trở thành có pháp, chỉ có thể là tư lương của người tu thiên phúc báo).
Do vậy tu hành không có yêu cầu nào khác, chỉ cần trong hai sáu giờ, trợ trưởng ba loại chân tín này, niệm một cách thiết thực thì không cần phải đi tìm con đường nào khác.
Nếu không xác lập được chân tín, sự nghiệp Sa bà lúc nào cũng có ở trong đầu, công phu niệm Phật không đủ, tâm không một lòng một dạ chuyên tâm, khi gặp phải ngũ dục liền bị gắn chặt với nó như keo sơn, khi gặp phải nghịch cảnh, lại oán trời đất kết thêm oan thù;
Đây là do tịnh nhân yếu ớt, thiên trọng về sự nghiệp Sa bà, không rời bỏ được ngũ dục, đến lúc lâm chung, thiên trọng về bên nào thì sẽ rơi về bên đó, như vậy sẽ khó thoát khỏi khổ luân.

Do đó cần phải tự thống niệm Sa bà hiểm ác, cần phải sớm cầu xuất ly.

Cần biết rằng chịu khổ trong lục đạo, so sánh sự tiêu diêu tự tại cực lạc của cửu phẩm, lợi và hại có sự khác biệt một trời một vực !
Cho nên nhất định phải có tâm ghét cực lớn, xả uế lấy tịnh, không nên hâm mộ những tài sắc hư danh, không nên dễ dàng bị những lời nói mê hoặc, dao động lòng tin, không nên hy vọng cầu nhanh chóng có hiệu quả, không nên vọng tưởng có Phật hiện trước mắt ngoài tâm, gây nên những chuyện ma quỷ.
Cần thường xuyên lấy niệm Phật làm chính hành, lấy việc hết sức tu tập hành thiện làm trợ hành; nhất là cần phải khắc ý mài dũa, chuyển nặng thành nhẹ, sinh xứ thuần thục, liên tục tịnh niệm, nguyện hành và tiến, tự nhiên là sẽ yên ổn lại.

Niệm Phật phải có lòng tin

Cái quý của trì niệm là ở chỗ tâm không loạn, không có gián đoạn xen lẫn, không nên lấy niệm nhanh, niệm nhiều làm thù thắng; chỉ cần không chậm không nhanh, trì niệm liên tục, làm cho Phật hiệu trong tâm rõ ràng, cho dù lúc ăn lúc mặc, lúc đi đứng hay ngồi nằm, một câu hồng danh liên tục không ngừng, giống như hít thở là sẽ không tán loạn, không hôn mê.
Trì danh như vậy có thể nói là sẽ có được nhất tâm tịnh tiến trong sự việc.
Người học tịnh nghiệp ngày nay, cuối ngày niệm Phật sám hối phát nguyện, nhưng cách Tây phương vẫn còn một khoảng cách rất xa, vãng sinh không có gì bảo đảm, tại sao vậy?
Đó là do không có lòng tin chân thực, không tin vào tâm, Phật, chúng sinh không có gì khác biệt, không tin bản thân là lý tính của Phật, tên là Phật; không tin ta là chúng sinh trong tâm A di đà, Di đà là Phật trong tâm ta, tự nhiên sẽ cảm ứng đạo giao, thế là sẽ thiếu lòng tin đối với việc vãng sinh.

Khi chưa dứt bỏ được Sa bà, vẫn còn thắt sợi dây tình; nếu có thể coi thế tục ân ái như không, thì cho dù là bận rộn hay rỗi rãi, khổ đau hay vui vẻ, chỉ dựa vào một câu Phật hiệu, giống như ở cạnh núi Tu Di, nên sẽ không bị dao động bởi mọi sự việc trần tục nơi thế gian nữa.

Có lúc, hoặc là cảm thấy tinh thần mệt mỏi, tập khí hoặc niệm hiện ngay trước mắt liền phấn khởi nhất niệm, như dựa vào thanh trường kiếm, làm cho mọi phiền não không còn nơi chạy trốn; lại giống như lò lửa, làm cho những tình thức từ trước đến nay tiêu tan đến tận cùng.
Những người giống như vậy nay tuy vẫn ở trong Ngũ dục, nhưng toàn thân đã ngồi trong liên hoa quốc rồi, vậy thì còn cần gì phải chờ Di Đà đến dắt tay, Quan âm đến tận nơi mới tin tưởng vào vãng sinh?
Nhimblog (ST)

Mời bạn nghe truyện vụ án hay do Admin đọc nhé!

BỘ COMPLE ĐÁNG GIÁ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *