Những thói quen của những gia đình hạnh phúc – gia đình các Chị có những thói quen nào rồi?

 


(Nhím tình yêu) Biểu lộ tình yêu bằng một lời nói
cử chỉ cụ thể:
Buổi sáng nhà nào cũng bận rộn với những bữa ăn, sáng người
lo đưa con đến trường, người chuẩn bị đến cơ quan, nhưng dù bận đến đâu, các chị cũng đừng quên một câu nói, một cử chỉ âu yếm với mọi người trong gia đình,
chẳng hạn như: “Bố mẹ yêu con, chúc con đi học ngoan ngoãn, chiều bố mẹ đón con”,
hoặc “Chúc một ngày tốt lành”. Thói quen này nhắc nhủ các thành viên trong gia
đình rằng, họ luôn được yêu thương, quan tâm, mong đợi và họ là những thành
viên quan trọng của gia đình.

Chia sẻ những mục tiêu chung: Mục
tiêu chung dù nhỏ nhất, chẳng hạn như đi xem phim vào cuối tuần, hoặc về ngoại
vào cuối tháng, cũng cần có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình, mỗi
người đều cảm thấy mình được quan tâm tôn trọng, và nhờ đó, họ dễ dàng bày tỏ
thái độ quan tâm và tôn trọng những thành viên khác.

Thổ lộ khi có vấn đề: Nếu chị giữ
kín một điều phiền muộn trong lòng thì cuộc sống sẽ trở nên tồi tệ đấy. Sự thổ lộ với
“bạn đời” sẽ giúp cho không khí bớt căng thẳng, hai người sẽ thấy gần gũi nhau hơn.
Cách thổ lộ trong những gia đình hạnh phúc mang một ý nghĩa tìm sự chia sẻ, cảm
thông hoàn toàn, chứ không nhằm mục đích dằn vặt nhau.

Giao dịch online thế nào cho an toàn?

Xóa nếp nhăn tại nhà bằng…cơm

10 điều cần tránh để có phong thủy tốt cho phòng bếp

Hòa hợp khi gặp tai ương: Mọi
thành viên trong gia đình cùng nhau tìm cách, nếu không có sự chung sức chung
lòng ấy, tình trạng ngược lại rất có thể xảy ra, gia đình bắt đầu chia rẽ khi đối
đầu với một thực tại đầy khó khăn, và người này sẽ tìm cách đổ lỗi cho người
kia vì bất cứ điều sai trái nào.

Cùng chia sẻ thú vui: Cùng nhau sẽ
một bộ phim hay cùng nhau đi uống cà phê buổi tối là một cơ hội để mọi người gần
nhau hơn, xóa đi những cảm giác nhàm chán trong cuộc sống ngày thường. Chính những
lúc thư giãn như vậy, người này có thể phát hiện thêm những điều mới mẻ ở người
kia. Bao lâu rồi chị và anh ấy không cà phê riêng?

Dành cho tình yêu đôi lứa: Những
cặp vợ chồng hạnh phúc là những cặp vợ chồng dành cho nhau những thời gian
riêng tư ngoài việc chăm sóc con cái, và họ vẫn hiểu rằng gia đình hạnh phúc
là nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách của con cái.

Giao một số việc cho trẻ: Lượng
vào sức trẻ mà chị nên giao cho chúng một số việc trong gia đình, chẳng hạn gấp
quần áo, dọn bàn ăn. Như vậy, bạn vừa tạo cho trẻ thói quen giúp đỡ gia đình, vừa
khiến chúng cảm thấy hạnh phúc khi góp sức nhỏ của mình trong cuộc sống gia
đình.

Thời gian xem tivi nên được giới
hạn:
Theo thống kê của những nhà tâm lý học xã hội Mỹ, thì những gia đình hạnh
phúc không dành thời gian xem tivi quá 7 tiếng/ngày. Tại sao lại vậy? Đơn giản,
nếu xem tivi nhiều thì đâu còn thời gian để mà quan tâm đến người thân trong
gia đình., đúng chị nhỉ!

Ca tụng truyền thống gia đình: Nếu
gia đình bạn có truyền thống tốt đẹp thì nên thường xuyên nhắc nhở cho các thành
viên nhỏ tuổi, điều này sẽ mang lại hiệu quả tích cực thêm vào những niềm hạnh
phúc đã có. Trẻ càng cảm thấy gia đình là một mái ấm đặc biệt, đáng tự hào và
chúng sẽ mong muốn góp phần vun đắp.

Luôn thăm hỏi những người bạn: Quan
hệ bạn bè là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Hãy sắp xếp thời gian đến với
họ trong những dịp như sinh nhật, lễ tết, những mối quan hệ thân thiết sẽ mở rộng
không gian tâm lý trong cả gia đình. Điều đó không những giúp con trẻ tiếp cận
với xã hội một cách tự nhiên và bình đẳng, mà ngay chính bản thân bạn cũng cảm
thấy tự tin và quyến rũ hơn trong việc điều chỉnh cuộc sống riêng để gia đình hạnh
phúc.

Nhimblog (Bài và ảnh sưu tầm, PNVN)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *