Hồi
làm việc ở thành phố Hyderabad, bên Ấn Độ, một hôm mình bị cuốn vào một cuộc thảo
luận với các bạn đồng nghiệp về Ấn, về tham nhũng, rồi lại qua hôn nhân sắp đặt,
của hồi môn… Tư tưởng của các bạn tiến bộ lắm, phê bình hôn nhân sắp đặt, phê
phán của hồi môn. Cuối buổi nói chuyện, mình hỏi thế các bạn có theo hôn nhân sắp
dặt không. Bạn bảo tất nhiên rồi, vì cả xã hội thế mà!!! Hèn gì mà hơn 70% các
cuộc kết hôn bên Ấn là hôn nhân sắp đặt.
Có lần mình thấy hai đồng nghiệp, một nam một nữ, rõ ràng là thích nhau. Nhưng chỉ vậy thôi, họ không có ý định tiến xa hơn, dù mình tạo cho nhiều cơ hội. Một lần, mình hỏi bạn nữ là sao lại thế. Bạn bảo rằng, từ bé, các bạn đã biết là khi lớn lên, sẽ theo một cuộc hôn nhân sắp đặt, nên nếu có cảm xúc với ai đó, bạn sẽ đặt nó qua một bên, không xem xét nhiều! Khi mới biết người Ấn phải theo hôn nhân sắp đặt, mình thấy thật tội nghiệp. Nhưng sau đó nghĩ lại, nếu nghĩ đó là may mắn thì vẫn là may mắn. Xét cho cùng, tiết kiệm được khối thời gian yêu đương vất vả, vật vã. Như mẹ của đồng nghiệp mình, là một cặp chị em sinh đôi, lấy một cặp anh em sinh đôi, quá tiện lợi.
Sự khác nhau giữa nhẫn cưới và nhẫn đính hôn
Rất khó nhận ra mình trước lúc đi xa
Hoặc như chuyện của cô bạn Shobha thân thiết của mình. Shobha kể, vài năm trước, có một người bạn trai nói với cô ấy rằng : chúng mình cùng đẳng cấp đó, tớ chưa vợ, cậu chưa chồng, giờ đến tuổi lập gia đình rồi, cậu có đồng ý lấy tớ không. Lúc đó Shobha chưa muốn kết hôn nên bảo thôi. Cậu kia tìm một cô gái khác nói hệt như thế và thành đàn ông có vợ! Quan hệ giữa cậu ấy và Shobha vẫn là bạn bè tốt. Khi cần Shobha vẫn có thể gọi nhờ cậu ấy giúp đỡ. Ấy nhưng mà chỉ khoảng một tháng mình không cập nhật tin tức, khi hỏi thăm, Shobha đã thông báo với mình đã lấy chồng xong xuôi rồi! Kiểu cách vẫn hệt như cậu bạn từng hỏi chuyện kia. Chỉ là lần này cô ấy gật đầu!
Ấy nhưng mà không phải không có hôn nhân vì tình yêu nhé. Một đồng nghiệp khác của mình, Suma, kể rằng, hồi đó bạn ấy thích anh chồng của bạn ấy quá, hai người có cùng đẳng cấp. Một hôm bạn ấy cố tình uống bia say (cũng là điều cấm kỵ bên Ấn), chỉ lần duy nhất trong đời, bạn ấy gọi cho anh ta, nói rằng thích anh ta và cúp máy. May mắn là sau đó diễn ra một quy trình tuần tự của hôn nhân sắp đặt, để bạn ấy có người chồng như ý như bây giờ. Nghĩa là dù có là kết hôn vì yêu thì vẫn phải theo đầy đủ quy trình của hôn nhân sắp đặt. Quy trình đó, có cả xem xem ngày sinh tháng đẻ có hợp nhau không. Và đừng quá lo, nếu có gì không hợp thì các thầy cũng sẽ chỉ đường đi nước bước cho qua được hết, chỉ cần đôi trẻ quyết tiến tới. Mấu chốt là cùng đẳng cấp.
Ở Ấn, nhà gái phải lo hết chi phí đám cưới. Như đám cưới của đồng nghiệp của mình, chỉ là một đám cưới đơn giản, tốn cỡ 6K USD. Khách tham dự tiệc tặng quà thì tặng, không bắt buộc, nhưng tuyệt đối không gửi tiền mừng. Tóm lại 6K là ko thu hồi được đâu. Nhà trai tốn cỡ 2K USD tiền nữ trang thôi. Khi làm đám cưới, bố cô dâu lấy cái chậu rửa chân cho chàng rể, rồi lấy nước đó đổ lên đầu, hàm ý vui mừng đón chàng rể vào nhà, cám ơn chàng rể rước con gái đi cho. Đó là lý do sinh con gái ở Ấn là cực vậy đó. Truyền thống của họ vậy mà. Vì ngày xưa phụ nữ không đi làm. Nhưng ngày nay khác rồi…Tuy nhiên truyền thống vẫn tiếp tục làm khổ người phụ nữ.
Ngẫm nghĩ, thấy mình may mắn được là phụ nữ Việt Nam.
Hôm khác mình lại kể chuyện về Ấn Độ tiếp nhé.
Nhím tiểu thư