Chuyện cái toilet (nhà vệ sinh)

 Hổm
nghe lỏm được một chuyện cãi nhau, bữa nay kể cho mọi người nè.

– Đối tượng cãi nhau : một đôi vợ chồng lấy nhau đã 8 năm, có 1 con gái,
nay vợ đang mang bầu đứa nữa. Tiền lương tháng 14,15 tr anh chồng đưa hết cho
vợ.

– Nội dung cãi nhau : chà rửa toilet. Cô vợ muốn anh chồng 2 tuần chà
toilet một lần mà ảnh kiên quyết ko làm.

Nói thêm là nhà này có bà tư giúp việc, nhưng sao bả ko chà toilet thì ko
thấy nói nên ko biết.

– Lý lẽ của cô vợ : đơn giản là muốn vậy đó, anh thương thì anh làm!

– Lý lẽ của anh chồng : đơn giản là ko làm vậy đó, muốn làm thì đi mà làm!

– Diễn tiến cuộc cãi nhau: đủ chuyện nói xấu nhau, ko kể ra làm gì, hằm hè
ly dị, bán nhà chia đôi.

– Kết thúc cuộc cãi nhau : ko có chuyện gì được giải quyết, mỗi bên thêm
tổn thương, tự chữa lành mà sống tiếp.

Thật ra việc gì
cũng phải…quen và biết để mà làm hết. Mình từ nhỏ đến 29 tuổi chưa từng phải
chà toilet. Khi lần đầu bị kêu đi làm, cũng có choáng váng và ấm ức, nhưng cũng
đã làm. 

Mình tự nhận là mình được giáo dục lệch lạc, cũng may được thời gian
sửa chữa, giờ khá hơn nhiều 
rồi. Còn anh chồng kia cũng lạ! Toilet trong nhà, đàn ông con trai sức dài
vai rộng, không chà thì ai chà! Bắt chị vợ đang mang thai chà à!

Rất khó nhận ra mình trước lúc đi xa

Những điều cần chú ý khi làm việc khuya

Mà ngẫm nghĩ, mâu thuẫn vợ chồng liên quan cái
toilet nhiều lắm, không chỉ là chuyện chà rửa. Có nhà, buổi khuya, vợ đề nghị
nếu đi nhẹ thì không cần giật nước, vì giật nước thì ồn ào, mất ngủ. Nhưng mà
anh chồng cho là mất vệ sinh, không đồng ý. 

Ai cũng có lý lẽ của mình, quan
trọng là chọn lựa “cho phù hợp”. Mà khổ cái là để có cái chọn lựa này
thì thường dễ làm tổn thương nhau nếu không nhường nhịn. 

Khi mình qua Mỹ, đi
chơi ở vùng Las Vegas, khu vực sa mạc, thiếu nước, trong toilet công cộng, họ
ghi rõ là nếu đi nhẹ thì không dội nước, nếu không quá dơ thì không dội nước, để
tiết kiệm nước. Cho nên, cái đúng cái sai, cái lý cái lẽ với mỗi người mỗi
khác, mỗi nơi mỗi khác. 

Chuyện bên Ấn Độ còn oái oăm hơn nữa. Nhà kia,
anh chồng không chịu xây toilet cho vợ, cô vợ mỗi ngày, chờ lúc hoàng hôn xẩm
tối, phải đi ra đồng giải quyết nỗi buồn. Việc này rất phổ biến ở nông thôn Ấn
Độ. 

Sau nhiều năm ức chế, cô vợ nộp đơn xin ly hôn. Dù việc ly hôn ở Ấn Độ là
khó khăn, thế nhưng mà tòa án đã duyệt luôn, 
trích
lời hội đồng xét xử: “Chúng ta đã dành nhiều tiền để mua thuốc lá, rượu,
điện thoại di động nhưng lại không chịu bỏ tiền ra xây dựng toilet để bảo vệ
nhân phẩm cho các thành viên trong gia đình”.

Đừng nghĩ là xứ Ấn Độ hẻo lánh mới có chuyện không có
toilet thế này. Nếu có dịp qua Pháp, xứ văn minh của lục địa già, vào thăm lâu
đài Versaille tráng lệ, hẳn bạn sẽ kinh ngạc vì một tòa lâu đài to lớn, đồ sộ
đến thế lại không hề có…toilet. Bởi người thời đó quan niệm toilet là chỗ dơ
bẩn, không cần thiết phải xây dựng trong một lâu đài!

Ngày nay thì ai cũng biết cái toilet quan trọng thế
nào. Tuy quan trọng như thế, nhưng chăc không bao giờ được đem ra bàn cãi trước
khi kết hôn! Thiếu sót đó nhé!

Nhím tiểu thư

(Hình sưu tầm từ Internet)

 

 

1 những suy nghĩ trên “Chuyện cái toilet (nhà vệ sinh)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *