11 sai lầm cần tránh khi uống sữa

Sữa thường được coi là thứ thực phẩm giàu dinh dưỡng không thể thiếu trong cuộc sống, song việc uống sữa như thế nào cũng là điều cần được quan tâm, vì chỉ cần uống sữa không đúng cách một chút sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, thậm chí còn gây hiệu quả ngược lại. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh: 

11 sai lầm cần tránh khi uống sữa

1- Sữa càng đặc càng tốt: 

Sữa đặc là chỉ việc cho thêm sữa bột và nước vào trong sữa, làm nồng độ của sữa vượt quá mức tiêu chuẩn.

Một số người lại cho rằng sữa tươi quá nhạt nên pha thêm sữa bột.

Thực ra, nếu trẻ thường xuyên ăn sữa bột quá đặc sẽ bị đi ngoài, táo bón, kém ăn, thậm chí bỏ ăn, ngoài ra còn có thể bị viêm đường ruột chảy máu cấp tính.

Đó là vì các cơ quan nội tạng của trẻ còn non, không thể chịu đựng làm việc quá tải.

Công thức nấu món: Thịt vịt xào gừng

2- Thêm đường càng nhiều càng tốt: 

Đường là thứ thực phẩm cung cấp nhiệt lượng nhưng cũng cần phải có định lượng, tiêu chuẩn thông thường là 5-8g đường/100ml sữa.

Nếu cần cho đường vào sữa, tốt nhất nên dùng đường mía.

Sau khi đường mía được dịch tiêu hoá trong đường ruột phân giải sẽ chuyển hoá thành đường Glu-cô và được cơ thể hấp thu.

Đường Glu-cô có độ ngọt thấp nên nếu dùng nhiều sẽ dễ bị vượt quá mức độ quy định.

11 sai lầm cần tránh khi uống sữa

3- Thời điểm thích hợp để cho đường vào sữa. 

Khi đường và sữa cùng đun ở nhiệt độ cao (80-100 độ C), Lysine trong sữa sẽ phản ứng thành Lysine gốc đường có hại.

Loại vật chất này cơ thể không những không hấp thu được mà còn gây hại cho cơ thể.

Do đó, sau khi đun nên để sữa nguội ở khoảng 40-50 độ C mới hoà thêm đường.

Xóa nếp nhăn tại nhà bằng ….cơm

4- Sữa Sô-cô-la: 

Sữa thuộc loại thực phẩm giàu Protein, sô-cô-la là loại thực phẩm giàu năng lượng, hai loại này mà uống cùng
lúc sẽ mang lại hiệu quả tốt – đây là nhận định của một số người, nhưng thực ra khi pha sữa lỏng với sô-cô-la sẽ làm Can-xi trong sữa phản ứng hoá học với a-xít ô-xa líc tạo thành Can-xi Ô-xa-lát và gây hại cho cơ thể, dẫn đến thiếu Can-xi, đi ngoài, trẻ phát triển chậm, tóc khô, dễ bị gãy xương và tăng tỷ lệ bệnh sỏi đường tiết niệu.

5- Uống thuốc bằng sữa: 

Sữa ảnh hưởng rất rõ đối với tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể, làm cho nồng độ thuốc trong máu thấp hơn so với người uống thuốc bằng nước lọc.

Uống thuốc bằng sữa còn dễ làm cho thuốc bị phủ một lớp màng, nên các ion khoáng chất như Can-xi, Ma-giê sẽ có phản ứng hoá học với thuốc, tạo thành các chất không hoà tan, và làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây nguy hại cho cơ thể.

Vì thế trong vòng 1-2 giờ trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không uống sữa.

6- Sữa chua:

Là một trong những loại đồ uống trợ giúp tiêu hoá, nhưng trong Lactobacillus trong sữa chua sẽ hình thành kháng sinh, tuy có thể ức chế sự phát triển của các nguyên khuẩn bệnh khác, nhưng đồng thời cũng phá hoại điều kiện sinh trưởng của các loại vi khuẩn có ích bình thường, nhất là đối với các bé bị viêm đường ruột và sinh non, nếu cho các bé ăn sữa chua có thể sẽ gây nôn hoặc viêm ruột hoại thư.

7- Thêm nước cam, chanh vào sữa cho tăng hương vị: 

Cho thêm nước cam, chanh vào sữa tưởng như là một phương thức tốt, nhưng trên thực tế, nước cam, chanh thuộc loại quả có nhiều a-xít Tartaric, a-xít Tartaric khi gặp Protein trong sữa sẽ làm thay đổi tính chất của Protein, nên làm giảm giá trị dinh dưỡng của Protein.

11 sai lầm cần tránh khi uống sữa

Ngồi lâu trước máy tính – những thói quen các Mợ phải nhớ!

Mì chính (bột ngọt) ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển chiều cao của trẻ em?

8- Thêm nước cơm, cháo vào sữa: 

Đây là cách làm không khoa học, vì trong sữa đã có Vi-ta-min A, còn trong trong nước cơm và cháo thì chủ yếu là tinh bột, mà trong đó có Oxydases chất béo phá vỡ Vi-ta-min A.

Đặc biệt là trẻ sơ sinh, nếu thiếu Vi-ta-min A sẽ phát triển chậm, cơ thể yếu, nên việc bổ sung sữa và chất bột cho trẻ nên tách rời.

9- Sữa phải đun sôi: 

Thông thường nhiệt độ tiêu độc của sữa không yêu cầu quá cao, ở 70 độ C chỉ cần 3 phút, ở mức 60 độ C chỉ cần
6 phút là đủ.

Nếu đun sôi, nhiệt độ đạt đến 100 độ C, Lactose trong sữa sẽ có hiện tượng đốt cháy và gây ung thư. 

Hơn nữa, sau khi đun sôi, Can-xi trong sữa sẽ có hiện tượng lắng A-xít Phốt-pho-ríc nên sẽ giảm giá trị dinh dưỡng của sữa.

11 sai lầm cần tránh khi uống sữa

10- Phơi hộp sữa dưới nắng để tăng Vi-ta-min D: 

Nhiều người cho rằng, cùng lúc với bổ sung Can-xi nên bổ sung thêm Vi-ta-min D, mà phơi nắng sẽ bổ sung được Vi-ta-min D, nên cứ đem cả hộp sữa ra phơi.

Làm như vậy có thể thêm được một chút Vi-ta-min D nhưng lại mất đi Vi-ta-min B1, B2 và C.

Vì ba loại chất dinh dưỡng này bị phân giải một phần hoặc toàn phần dưới ánh mặt trời, hơn nữa Lactose sẽ lên men và làm cho sữa bị biến chất.

11- Sữa đặc thay sữa tươi: 

Sữa đặc là một chế phẩm của sữa bò, sữa tươi được làm bay hơi đến còn 2/5 sữa nguyên chất thì cho thêm 40%
đường mía rồi đóng hộp.

Những người bị ảnh hưởng bởi tư tưởng “những gì cô đặc đều là tinh hoa” thì dễ dùng sữa đặc thay sữa tươi.

Sữa đặc quá ngọt, cần phải hoà thêm gấp 5-8 lần nước sôi mới dùng được, nên khi vị ngọt đạt yêu cầu thì nồng độ Protein và chất béo sẽ giảm xuống một nửa so với sữa tươi.

Nếu pha nước sôi để nồng độ Protein và chất béo gần bằng với sữa tươi thì hàm lượng đường lại quá cao.

Nhimblog (ST)

Mời Bạn giải trí với truyện vụ án nước ngoài

THOÁT CHẾT NHỜ ĐÁM SƯƠNG MÙ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *