lớp 3. Thanh hơn tôi một tuổi. Phía sau bức tường của trường tiểu học khu mỏ là
một con sông. Bố Thanh kể rằng đây là một trong những nhánh của Trường Giang.
Nhưng điều làm tôi thích thú hơn cả không phải là con sông chảy về đâu, mà là vườn
táo bên kia bờ sông. Mỗi khi hè đến, tôi lại nài nỉ Thanh bơi qua sông hái táo
cho tôi. Thanh đã gặp biết bao nguy hiểm nhưng, tôi chỉ quan tâm tới việc
có táo ăn hay không mà thôi.
Tôi lớn nhanh như thổi, chả mấy chốc đã học đến năm cuối cấp 2, Thanh thi đỗ vào một trường điểm của thành phố nên sẽ lên đó học trung học. Hè năm đó, Thanh phải tập trung vào ôn tập cho kịp trình độ với các bạn thành phố, nhưng Thanh vẫn không quên hái cho tôi những quả táo dại vào mỗi buổi sáng sớm, vì anh biết rằng: Đó là lúc hái được những quả táo ngon nhất. Mỗi khi ngủ dậy, trên bàn học của tôi luôn có sẵn mấy quả táo vỏ xanh đã được rửa sạch sẽ, mà mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn còn cảm nhận được màu xanh thân quen ấy. Trước khi lên đường, anh dặn dò Đào – người bạn thân nhất của anh rằng mỗi sáng nhớ đi hái táo cho tôi. Anh vứt hai túi đồ lên xe và nhìn tôi không chớp mắt, nhưng tôi lại còn mải nói chuyện với “người đưa hàng” mới của mình. Đào khác hẳn với tính trầm của Thanh, nên chỉ trong chốc lát tôi thấy thích Đào ngay.
Đào không hề đi hái táo cho tôi vào mỗi buổi sáng như lời dặn của Thanh. Bố Đào là ông chủ một vườn quả có tiếng ở khu mỏ này. Hàng ngày, Đào đem cho tôi những quả táo to nhất, ngon nhất. Tôi bắt đầu thích thú với những quả táo vừa đỏ, vừa ngọt vừa giống táo Thiểm Tây này. Những quả táo vỏ xanh Thanh hái bị tôi vứt vào góc tường cho đến khi héo quắt bị bố mẹ vứt đi.
Khi sắp thi đại học, Thanh đến thăm tôi và cho biết: anh đã từ bỏ ưu tiên vào thẳng một trường đại học có tiếng ở phía Bắc, để tự thi vào khoa điện tử. Anh cầm mấy quả táo vỏ xanh còi cọc, ngại ngùng đưa cho tôi: “Hoàng ơi, anh tìm mãi mới được mấy quả này, sau này anh sẽ…”. Tôi nhìn mấy quả táo buồn bã nói: “Bây giờ là lúc nào rồi, ai còn ăn loại táo này nữa”. Thanh sững người trước câu nói của tôi. Một lúc lâu sau anh mới cất lời: “ Hoàng, em và Đào… có phải em yêu Đào rồi không?”. Tôi im lặng, không riêng anh, ai cũng hiểu được lòng trong lòng tôi nghĩ gì. Anh quay lại trường. Ngày hôm sau, Đào tìm đến tôi và kể: “Thật lạ, hôm qua sau khi ở nhà em về, Thanh đến tìm anh và nói rằng gửi em lại cho anh, còn bắt anh phải thề chăm sóc em cả đời. Nhưng anh luôn coi em như em gái, làm sao mà làm bạn gái và chăm sóc cho em cả đời được!”. Tôi choáng váng, hóa ra trong lòng Đào tôi không phải là người có thể ăn táo đỏ cả đời.
Mùa hè năm đó, bố con Đào vào thành phố bán hàng. Khi trở về, đi cùng với bố con họ là một cô gái bé nhỏ xinh xắn. Họ đến tìm tôi, cô gái xách theo một giỏ to toàn những quả táo đỏ: “Anh Đào nói, chị rất thích ăn táo, chúng em chọn những quả ngon nhất để tặng chị.”- nói xong, cô gái dựa vào vai Đào cười trong hạnh phúc. Đào rất tự nhiên, ôm ngang lưng cô gái và giới thiệu: “Đây là Tiểu Kiều, cô giáo mầm non ở thành phố”. Tôi cười xã giao rồi lấy cớ đi rót nước, để vào bếp lau đi những giọt nước mắt.
Cũng mùa hè năm đó, tôi lao vào học để quên đi tất cả và đạt được nguyện vọng, thi đỗ vào khoa báo chí của một trường đại học. Ngày tôi nhập học cũng là ngày cưới của Đào và Tiểu Kiều. Tôi nhờ một người bạn gửi quà mừng cho họ, rồi lên xe đi. Khi xe đi ngang qua trường tiểu học khu mỏ, vườn táo hoang ấy vẫn xanh tốt um tùm, làm tôi nhớ đến Thanh. Đã một năm nay tôi không gặp, nghe nói anh không học điện tử nữa ra mà đi học đại học nông nghiệp.
Những lúc rỗi rãi, Đào và Tiểu Kiều vẫn đến thăm tôi, vẫn đem đến cho tôi những quả táo chín đỏ, nhưng tôi cũng đem chia hết cho các bạn cùng phòng. Đào cho biết, Thanh học rất giỏi nhưng cũng rất cô độc. Vào một ngày cuối tuần, tôi quyết định đi thăm Thanh. Nửa tiếng đồng hồ, chúng tôi đi dạo quanh sân trường. Anh im lặng nghe tôi huyên thuyên đủ thứ chuyện. Khi chia tay anh mới hỏi tôi còn thích ăn loại táo đỏ của Thiểm Tây nữa không. Tất nhiên là tôi trả lời rằng vẫn thích. Anh trầm lặng một lúc rồi lại hỏi: “Nếu anh trồng được giống táo đỏ thì em có ăn không?” Tôi chưa bao giờ chán ăn táo, nhưng tôi nhìn anh cười nói: “Trồng được thì sao chứ, em thích ăn táo như thế, sau này sẽ lấy một ông chủ vườn táo”, và tưởng tượng ra một viễn cảnh đầy lãng mạn. Thanh không nói gì mà trầm ngâm suy nghĩ. Tôi từ biệt Thanh và suốt cho đến năm học thứ tư, anh không hề đến tìm tôi.
Năm học thứ hai, Y Văn – một người bạn học bước vào cuộc đời tôi, anh ta nổi tiếng khắp trường với biệt tài làm thơ. Tôi cũng không hứng thú lắm với thơ hiện đại, nhưng trước sự tấn công mãnh liệt của Y Văn, tôi trở thành bạn gái của cậu ta. Đào và Tiểu Kiều vẫn đến thăm tôi. Cả bốn người thường xuyên tổ chức những cuộc đi chơi vui vẻ trong một thời gian dài. Tôi không còn nhớ đến Thanh cùng những lời nói đùa nữa. Một tối mùa thu năm thứ tư, Đào phấn khởi gọi điện cho tôi thông báo đã có một cậu con trai, nhân tiện kể chuyện về Thanh, anh không hiểu vì sao Thanh lại đi Thiểm Tây sau khi tốt nghiệp. Tôi sững người khi nghe thấy hai chữ “Thiểm Tây”. Câu nói của anh mấy năm trước nhưng vọng lại bên tai tôi: “Nếu anh trồng được loại táo đỏ, em có ăn không?”. Đêm đó, tôi không ngủ được vì những giọt nước mắt cứ lăn dài trên má.
Trường sắp xếp cho tôi thực tập ở đài truyền hình thành phố, mục bản tin tối. Những lần đưa đón tôi của Y Văn cứ thưa dần. Cho đến một hôm, tôi nhìn thấy anh ta khoác tay một cô gái xinh đẹp đi trên phố. Tôi như thấy hàng ngàn vạn mũi kim đâm vào trong tim. Một tuần sau đó, tôi không thể rời khỏi ký túc xá. Khỏi ốm, tôi tiếp tục vùi đầu vào đợt thực tập.
Sáng hôm ấy, nghe
mấy cô bạn cùng phòng đang xúm lại nói chuyện với nhau về một chàng trai đem
đến cho bạn gái những quả táo tự tay trồng được, nhưng không biết bạn gái ở
phòng nào nên đứng đợi ở bên ngoài đã hai tiếng đồng hồ. Tôi không kịp nghe hết
mà vội tao ra cửa. Trước mặt tôi là một chàng trai trong bộ comple màu đen, nụ
cười trong ký ức của tôi hiện lên trên khuôn mặt đen giòn ấy. Bên cạnh anh là chiếc
thùng to, bên trong là những quả táo to đều, chín đỏ. “Em nói rằng sẽ lấy một
ông chủ Vườn Táo, đúng không?”.
9 màn cầu hôn lãng mạn dành cho Nàng – Bạn chọn cách nào?
Những thói quen của những gia đình hạnh phúc
Anh lấy ra cho tôi
xem những tấm ảnh về một vườn quả tốt tươi rồi kể: “Sau câu nói đó của em, anh
đã nhờ các thầy giáo trong khoa liên hệ với Thiểm Tây được một mảnh đất trồng
cây thử nghiệm. Cứ hai tháng anh tới đó kiểm tra một lần, anh trồng ở đó 20
cây táo, những quả táo này là lần thu hoạch đầu tiên.” – Anh nắm chặt tay
tôi – “Được sự giúp đỡ của phòng nông nghiệp huyện, anh đã vay được một khoản
vốn để đầu tư vườn quả. Em còn nhớ vườn táo hoang phía sau khu mỏ không, anh sẽ
đầu tư ở đó. Hôm nay, anh đến muốn hỏi em, em có đồng ý làm bà chủ Vườn quả đó
không?”. Tôi không biết nói sao bây giờ?. Anh nhìn tôi âu yếm rồi quay ra mấy cô
bạn lớp tôi đang đứng gần đó: “ Cảm ơn các bạn đã giúp tôi lấy được một người
vợ, xin mời các bạn cùng ăn táo!”. Tôi ngượng ngùng nấp sau lưng anh, anh vừa
lấy táo vừa nói nhỏ với tôi “Em có biết tại sao anh lại nói chuyện này ở đây
không? Vì có nhiều người làm chứng như vậy, em sẽ không thay đổi ý kiến được”.
Tôi rất muốn “trả đũa” anh, nhưng chỉ nói được một câu: “Anh nhớ phần em một
quả đấy, những quả táo này là của em cơ mà!”.
Tác giả Dương Minh Linh – TQ
Cô này may đó:) Đời thực ko dễ thế đâu!