(Nhím Baby) Các trường hợp chớ, táo bón, mẩn ngứa, lồng ruột ở trẻ sơ sinh
CHỚ: Rất nhiều trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tháng tuổi hay bị trớ, hiện tượng này xuất hiện sau khi sinh khoảng nửa tháng, nhất là các bé trai. Chú ý quan sát, nếu trước và sau khi chớ, vẻ mặt bé không có gì thay đổi, thân nhiệt bình thường, không sốt thì đây chỉ là chớ do thói quen. Để giảm bớt số lần trớ của bé, có thể áp dụng mấy biện pháp dưới đây:
Nếu bé ăn sữa ngoài, thử giảm bớt lượng sữa, khi cho bé ăn nên bế trên tay, sau khi ăn xong nên tiếp tục bể và nâng phần lưng của bé hơn dựng lên cho đến khi nghe thấy tiếng ợ.
Nếu bé bú mẹ mà bị chớ cũng là do lượng sữa hơi nhiều. khi thấy thể trạng bé tăng mỗi ngày trên 40gr, số lần đại tiện cũng tăng thì ít nhiều cũng nên khống chế bớt lượng sữa mẹ.
Sau khi giảm lượng sữa, có thể bé vẫn tiếp tục bị chớ nhưng tinh thần, thể trạng tốt, đại tiện bình thường hình cũng không nên lo lắng. Thông thường, chớ do thói quen, sau ba tháng sẽ tự nhiên hết. Khi bé chớ, có thể giữa sẽ chảy vào tai nhưng không gây nên viêm tai giữa. Nhưng nếu lau không kỹ hoặc khăn lau không sạch thì dễ làm bị thương và viêm tai ngoài. Nếu bé bị trớ bất thường, không phải do thói quen, in mà vẻ mặt bé khó chịu, chớ xong có khóc thì nên đưa bé đi bệnh viện khám.
TÁO BÓN: trẻ ở tháng tuổi này có thể chữa táo bón bằng cách cho uống nước quả. dùng loại nước quả nào tốt còn phụ thuộc vào cá tính của bé.Có trẻ hợp với loại quả này nhưng cũng có trẻ hợp với loại quả khác. Tốt nhất nên chọn những loại quả đúng mùa. Mới đầu nên pha thêm 10 ml nước lọc vào 20ml quả rồi điều chỉnh dần dần theo nhu cầu của trẻ. Nếu chưa hết táo bón thì có thể cho trẻ uống nước quả nguyên chất ngày hai lần trong một vài ngày.
MẨN NGỨA: trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi thường bị mẩn ngứa ở vùng mặt và đầu. khi còn ở mức độ nhẹ nên cố gắng chữa khỏi ngay, tránh để lúc nốt mẩn lan ra khắp mặt. sau khi chữa, phần lớn mẩn ngứa sẽ hết, nhưng có một số ít lại bị mẩn lại hoặc một số rất ít bé bị chuyển thành mẩn ngứa mãn tính cho đến khi trẻ lớn hơn. tốt nhất nên chữa khỏi khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, vì trẻ chưa thể tự quệt tay lên mặt được. khi tắm cho trẻ không được dùng xà phòng, luôn thay khăn sạch để giữ vệ sinh và không nên cho trẻ tắm nắng. ngoài cách chữa bằng bôi thuốc mỡ, nếu trẻ ăn sữa ngoài có thể pha thêm một chút sữa tách béo. đây cũng là một trong những phương pháp chữa trị ( tỉ lệ 7 thìa sữa bột thêm 3 đến 4 thìa sữa tách béo).
CÓ ĐỜM: Khi trẻ được gần 2 tháng, nghe thấy trong tiếng thở của bé có âm thanh đờm. Khi bế trẻ, đặt tay vào phần ngực có thể cảm nhận được âm thanh này, đêm ngủ trẻ bỗng bị ho hoặc sau gây nên chớ sau khi ăn, nhưng trẻ không có thêm biểu hiện gì khác, vẫn nhanh nhẹn, hay người hoặc sốt nhẹ. Trẻ có đờm là do các chất dịch tiết ra nhẹ bịt lấy nhánh khí quản chứ không phải là một loại bệnh lý. Nếu bé bị ho vào ban đêm thì có thể cho uống thuốc. Còn nếu chỉ nghe thấy tiếng thở khò khè thì cũng không nên quá chăm sóc bé như đối với người ốm, mà nên cho bé tiếp xúc nhiều hơn với không khí trong lành để tăng cường thêm cho niêm mạc khí quản và ra trong việc tiêu trừ chất dịch làm tóc khí quản. Vào mùa đông, nếu trẻ bị ho thì nên hạn chế tắm. Trẻ dễ có đờm trong một thời gian dài, nhưng qua rèn luyện cũng sẽ khỏi được.
ĐỘT NHIÊN HAY KHÓC: Khi trẻ vẫn ăn ngủ bình thường mà đột nhiên hay khóc như bị đau ở đâu đó thì phải nghĩ ngay đến khả năng bị tắc ruột. Trẻ ở tháng tuổi này hay đột nhiên khóc thét có thể do mấy nguyên nhân sau đây. Chỉ cần không bị tắc ruột thì cho dù thế nào cũng không nguy hiểm đến tính mạng:
LỒNG RUỘT: Do nguyên nhân ruột bị tắc nên rất đau, khi ăn sữa vào lại nôn ra hết. Đặc điểm là cách 5 – 10 phút lại đau một lần. Trẻ ở những tháng tuổi này rất ít khi mắc phải nhưng không phải là tuyệt đối không có. Nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay, nếu còn sớm có thể không phải phẫu thuật. Khi bị tắc ruột, vẻ mặt bé sẽ rất khó chịu.
Các dạng đau bụng khác được gọi chung là bệnh đại tràng, rất ít khi phát sinh ở trẻ 1 tháng tuổi, tự nhiên cũng sẽ khỏi. Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên mới có khả năng mắc phải, kể cả bé trai bé gái. Trẻ cúng đột nhiên khóc như bị đau do lồng ruột, nhưng cách khóc có khác nhau. bị đau do lồng ruột, trẻ khóc vài phút rồi lại dừng, sau đó lại khóc tiếp, cứ lặp đi lặp lại. Còn trẻ bị bệnh đại tràng có khi khóc tới 20 – 30 phút, nhưng rồi lại ăn, ăn chơi bình thường, không chớ, không táo bón hoặc thay đổi nét mặt. Lúc đầu, bố mẹ rất lo lắng đưa trẻ đến bệnh viện, nhưng khi đến nơi, cơn đau qua đi, đi bác sĩ chẩn đoán trẻ vẫn bình thường. Chú ý theo dõi, nếu một ngày trẻ bị đau 2 đến 3 lần thì đó là bệnh đại tràng.
Trẻ cũng có thể khóc do bị viêm dẫn đến viêm tai giữa. Nếu trẻ khóc do nguyên nhân viêm tai ngoài thì có thể nhìn thấy một bên tai ngoài bị bít lại.
Nhimblog (Hình từ internet)