Rất nhiều phụ nữ hiện nay đang bị lạnh tay chân mà người ta gọi là “Chứng sợ lạnh”.
Trên thực tế, trong y học hiện đại, chứng sợ lạnh không thuộc về bệnh tật mà thuộc về thể chất.
Do rất nhiều nguyên nhân phức tạp, cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác tại sao phụ nữ mắc phải nhiều hơn, nhưng qua chẩn đoán cho thấy, hầu hết là do sự điều tiết thần kinh tự chủ và lượng máu lưu thông trong mao mạch không tốt gây nên.
Giá đỗ – Thực phẩm tốt nhất để kéo dài tuổi thọ
Những câu nói hay về cuộc sống 41-50
Nguyên nhân bị lạnh tay chân:
Chúng ta đều biết, nhiệt độ trong cơ thể con người không liên quan gì đến sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài.
Dưới tác dụng của thần kinh tự chủ, nhiệt độ trung tâm của các cơ quan nội tạng như tim, gan luôn ổn định ở nhiệt độ 370C.
Khi trời lạnh, các mao mạch ở xa nội tạng co lại, làm giảm lưu lượng máu, vì thế nhiệt độ các bộ phận ở xa nội tạng như tay, chân bị giảm là chuyện tất nhiên.
Thông thường ở nhiệt độ thấp hơn từ 5-70C, còn ở người bị lạnh thì nhiệt độ này giảm nhiều hơn từ 7 – 120 C.
1000 viên bi và bài học về thời gian
Tắm suối nước nóng cần chú ý những gì?
Cách khắc phục bị lạnh tay chân:
Hiện nay, chứng bệnh sợ lạnh chưa đến mức độ phải điều trị ở bệnh viện, nhưng tay chân lạnh đến khó ngủ cũng là điều phiền não.
Ngoài việc khắc phục từ bên ngoài như đi tất hoặc chăn điện ra, còn có thể để tắm nước nóng trước khi ngủ, đặc biệt là ngâm mình trong bồn tắm để toàn thân cảm nhận được sự ấm áp từ bên trong.
Một cách khác cũng có thể giúp cải thiện được chính sợ lạnh bằng cách chuẩn bị hai xô đựng nước có thể ngập đến bắp chân, một xô đựng nước nóng khoảng 22 – 230C, một xô đựng nước lạnh.
Trước tiên, ngâm chân vào xô nước nóng trong khoảng 3 phút, rồi ngâm chân vào xô đựng nước lạnh trong 30 giây, làm liên tục như vậy từ 6 đến 7 lần.
Thông qua sự co dãn lặp đi lặp lại của mạch máu, rèn luyện chức năng vận động cơ của mạch máu. Chỉ cần kiên trì thực hiện trong một tuần sẽ có chuyển biến tốt.
Những câu nói hay về cuộc sống 31-40
Cách giảm đau lưng cho dân văn phòng
Ngoài các phương pháp trị liệu vật lý trên, còn cần chú ý đến cách sinh hoạt và cách ăn uống.
Trong số thực phẩm vẫn dùng hàng ngày, có loại làm cho cơ thể sinh nhiệt, nhưng cũng có loại làm cho cơ thể lạnh đi và có loại ôn tính.
Ví dụ: cà rốt, hành tây, gừng là những loại thực phẩm mang tính nhiệt, rau cần, củ cải, dưa hấu mang tính hàn, người mắc chứng sợ lạnh nên căn cứ vào đó để lựa chọn loại thức ăn thích hợp.
Đồng thời cũng không nên thức đêm, hút thuốc và cố gắng rèn luyện thói quen ngủ sớm dậy sớm.
Chỉ cần chú ý hơn một chút đến sinh hoạt hàng ngày là chúng ta có thể loại bỏ được những trăn trở về chứng sợ lạnh.
NhimBlog
Mời bạn nghe audio bài viết này
Bài do NhimBlog dịch và được đăng trên báo PNVN